Rau hẹ – vị thuốc tiện dụng và rẻ tiền
Nếu bị đau răng, có thể lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi. Còn để chữa chứng ho khò khè ở trẻ nhỏ, dùng lá hẹ cắt nhỏ cho vào bát, hấp trong nồi cơm, lấy nước cốt cho bé uống.
Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Sách Bản thảo thập di viết: “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên”. Theo sách Lễ ký, củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất thần hiệu. Tác dụng dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân. Hẹ kỵ mật ong và thịt trâu. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.
Theo Tây y, hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong loại rau này là một kháng sinh mạnh giúp chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Sau đây là một số bài thuốc từ hẹ:
– Chín mé (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Rau hẹ (cả củ và rễ) giã nát, xào với rượu để chườm, bó rồi băng lại. Thay băng nhiều lần.
– Rôm sảy: Rễ hẹ 60 g sắc lấy nước uống.
– Cảm mạo, ho do lạnh: Hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước.
– Táo bón: Hạt rau hẹ rang vàng, giã nhỏ, hòa nước sôi uống ngày 3 lần. mỗi lần 5 g. Hoặc: Rau hẹ 200 g thái nhỏ, đậu phụ 100 g thái quân cờ, miến 50 g ngâm cắt vụn. Xào khô già với nước tương, muối, mì chính, hành, gừng, dầu vừng, trộn đều, viên làm nhân. Lấy bột mì 500 g nhồi nhuyễn, cán mỏng, bọc nhân làm thành bánh, chưng chín để ăn. Cũng có thể lấy hẹ 200 g cắt đoạn dài, xào với giá đậu xanh.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Lá hẹ sấy khô”